Recent Posts

Pages: 1 [2] 3 4 ... 10
11
Kính chào ông Giáo sư!

Con đã nhận được thông tin về thời gian gặp trên zoom của lớp!

Thân ái


NCS Trần Thanh Tâm
12
Thưa Gs. Ẩn Huỳnh!

Cảm ơn thông tin cụ thể cho ngày lớp học gặp mặt ở phòng zoom.
Dưới đây là em copy lại. Phòng khi có người quên ID để vào phòng


Link: https://zoom.us/j/93021334909?pwd=TXBBdHJibkFGUXpHV3JobXNGOE9Rdz09
Meeting ID: 930 2133 4909
Passcode:     esai

Trân trọng kính chào Gs. cùng QTC
Ngọc Huệ
13
Mục đích của buổi họp mặt chỉ là thông công, kéo dài tử một giờ đến một giờ ba mươi phút.
1. Tôn vinh: "Chỗ Kẽ Đá Vững An."
2. Mỗi người cầu nguyện cho một thành viên trong Đội của mình hoặc của một Đội khác.
3. GS nhắc lại cách viết bài giải nghĩa Kinh Thánh theo yêu cầu của lớp học. Có người đã viết theo cách này rồi.
4. Mọi người góp ý về lớp học--ưu/khuyết điểm, hài lòng hay không hài lòng vân.vân...
5. Một người cầu nguyện kết thúc. 
Kính mến
GS
14

Mến chào Gs.Huệ
         Cảm ơn Gs.Huệ đã cùng học và tương tác với nội dung giải nghĩa: "Vầng đá". Thực ra, lúc trước Tôi dạy TCN cho Hội Thánh thường dạy theo cách giải nghĩa tổng quát chữ: Pétros và pétra là dễ phân biệt giữa viên đá nhỏ và tảng đá lớn. Nay  tìm hiểu học hỏi thêm về hai chữ này.

          Phi-e-rơ theo tiếng La Tinh là “Petrus”, một danh từ giống đực của danh từ giống cái petra mang nghĩa là “đá”. Trong tiếng Hy Lạp, tên của ông là Πέτρος (Petros), cũng là dạng giống đực của πέτρα (petra) là đá. Chú ý  chữ “petra” này là từ mượn gốc Hy Lạp của tiếng La Tinh. Trong nhiều trường hợp ông cũng được gọi là Si-mon Kê-pha; (Tiếng Aramaic:Šimʻōn Kêfâ; Tiếng Syriac: ܫܶܡܥܽܘܢ ܟ݁ܺܐܦ݂ܳܐ Sëmʻān Kêfâ), gọi theo tên của Phêrô trong tiếng Aram được Hy Lạp hóa.
Phiên bản tiếng Anh và tiếng Đức của chữ Phêrô là Peter, tiếng Pháp là “Pierre” (Pie), tiếng Ý là “Pietro” (Piêtrô), tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là “Pedro”, tiếng Ba Lan và tiếng Nga là "Piotr" (Piốt). Các phiên bản (giống cái) của từ "đá" (petra) cũng tương đối khá giống nhau trong nhóm ngôn ngữ Rôman: Tiếng Tây Ban Nha là piedra, tiếng Ý là pietra, tiếng Pháp là pierre, và tiếng Bồ Đào Nha là pedra.

         Trong tiếng Aram và Syriac, từ “đá” gọi là "kêpha" (cephas), sang tiếng Hy Lạp nó trở thành chữ tiếng Hy Lạp: Πέτρος. Như vậy, trong nhiều trường hợp Phi-e-rơ cũng được gọi bằng các tên Simon Phi-e-rơ và Kêpha (Cephas (tiếng Hy Lạp: Κηφᾶς) hay Kepha (tiếng Hebrew: כיפא‎, cả Cephas và Kepha đều mang nghĩa là "đá").
Tuy nhiên, nhà thần học Công Giáo Rudolf Pesch cho rằng từ cepha trong tiếng Aram mang nghĩa “cục đá, cục đất, cuộn” chỉ là nghĩa rộng; trong khi đó từ tiếng Hy Lạp petra mang nghĩa “grown rock, dãy núi đá, vách đá”. Như vậy, petros có nghĩa là tảng đá nhỏ, đá để ném hoặc đá dễ lăn. Petra là tảng đá rất lớn, cố định thật vững vàng, và chắc chắn, không dời chuyển được.
Cùng học
V.Nhanh
15
Dạ, thưa Giáo Sư Ẩn
Giáo Sư nhắc lại 3 câu Kinh Thánh thật là “Phước” dành cho những ai thực hiện theo lời Chúa dạy.
Cảm ơn GS rất nhiều!
NCS. V.Nhanh

16
 "Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau Thật tốt đẹp thay! 2 Ấy khác nào dầu quí giá đổ ra trên đầu, Chảy xuống râu, tức râu của A-rôn, Chảy đến trôn áo người; 3 Lại khác nào sương móc Hẹt-môn Sa xuống các núi Si-ôn; Vì tại đó Đức Giê-hô-va đã ban phước, Tức là sự sống cho đến đời đời."
17
(XIN PHÉP TÔI KHÔNG COPY BÀI LÀM QUA ĐÂY)

Mến chào Gs. Nhanh!

Tôi xin phép vào tương tác với Gs. Nhanh một ý này nghe. Ở mục III. Giải Thích Các Cụm Từ - b.Vầng đá: Ê-sai 26:4.

Tôi rất đồng ý và vui nữa, vì Gs. Nhanh đã nói rất rõ nghĩa của phần này. Tôi liên tưởng khi Chúa Giê-su nói với Phi-e-rơ, Phi-e-rơ là hòn đá (pétros), chứ không phải Phi-e-rơ là pétra. Pétra có ý nghĩa là vầng đá thật là to lớn to đến nổi không ai di chuyển nó đi chỗ khác được, như lời của Gs. Nhanh diễn tả: “Ý nghĩa của vầng đá lớn là không dời được, cố định một chỗ, tồn tại lâu đời!” Nghĩa là Kinh Thánh gọi “Chúa Giê-su là vầng đá (I Cô.10:4). Đấng không bao giờ thay đổi (Hê.13:8). Ngài là vầng đá khối nơi chúng ta xây dựng cuộc đời. Hội Thánh được xây dựng trên vầng đá muôn đời, chính là Chúa Giê-su, các cửa âm phủ không thắng được (Ma-thi-ơ 16:18).”

Vầng đá (Ê-sai 26:4) chính là Đức-giê-hô-va vầng đá lớn vững bền của mọi thời đại. “Người Do-thái xưng gọi ai là hòn đá, nghĩa là ca tụng, tôn quí họ hết mực, không người nào hiểu biết Cựu Ước mà không nghĩ đến Đức Chúa Trời khi dùng đến chữ đá, vì chỉ có Ngài mới thật là Đấng bảo vệ, cứu rỗi họ.” [1]

Cùng học
Ngọc Huệ
18
Cô Yến Thân Mến!
Tôi cảm ơn cô Yến!
Ngọc Huệ
19
Cô Yến!

Cô đã làm rối tung phần bài của tôi!
Nó không còn đúng trật tự như nó đã có?
Tôi mong cô chấm dứt những việc làm đó lại đi.
Tốt nhất là không vào cửa sổ bài làm của tôi mà "Bấm nhầm" nữa.
Tôi bỏ qua cho cô!

GS. NCS. Ngọc Huệ


    Cám ơn cô Ngọc Huệ đã bỏ qua việc nầy cho tôi. Xin Chúa ban phước cho cô. Tôi biết tất cả những gì cô góp ý đều là muốn cho những người đồng lớp được tốt hơn. Phía tôi cũng vậy: không hề là nói một điều gì đó để thấy mình hơn được người khác. Tôi là người đi học nên lúc nào cũng sẵn sàng đón nhận những ý kiến tốt để được học hỏi thêm. Biển học thật mênh mông!

     Là con người chắc là không ai có thể tránh những lầm lỗi dù mình không muốn. Xin Chúa cứ gia thêm thiện ý, tình yêu Ngài để sự hòa bình của Chúa được tỏ ra.

     Kính mến trong Chúa,

     NCS Hoàng Yến
20
"Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau" (Ê-phê-sô 5:21)
Loài người sa ngã trong vườn Ê-đen đưa đến xung đột trong mối quan hệ giữa người và người. Trong khi chúng ta không thể tránh khỏi xung đột, nhưng làm thế nào để giải quyết xung đột bởi vỉ Chúa dạy: "Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta." Chia sẻ quan điểm không phải vạch ra những sai trật, nhưng giúp đối tác tốt hơn. Nên góp ý về nội dung hơn là hình thức. Sau khi góp ý thì nên đi tới, người nhận góp ý có quyền nghe hay không. 
Xin mọi người dành thì gian cầu nguyện cho chính mình và cho Anh Chị Em trong lớp, và chú tâm vào Giáo trình và tiếp tục đi tới. Có lẽ tôi thiếu sót trong việc CN cho lớp học.
GS
:
 
  Kính Chào GS Ẩn, em amen bài viết của Giáo sư;
 Em có một ý kiến nhỏ như sau;
Chúng ta là người hầu việc Chúa, thì nên chú ý, khích lệ nhau về thuộc linh thể hiện qua mạch văn, ngôn từ thuộc linh theo Lẽ thật của Kinh thánh, chứ không nên quan tâm chú trọng quá về cú pháp, mạch văn, ngôn từ diễn đạt của lẽ phải.
 cho nên người xem xét cũng phải xem xét câu văn và ngữ pháp thuộc linh theo Lẽ thật câu văn trong Kinh thánh. Chứ không nên theo câu văn và ngữ pháp của lẽ phải theo thế gian thuộc về ma quỉ.
  Người hầu việc Chúa phải có câu văn, ngữ pháp, ngôn từ của Lẽ thật. Chứ không dùng câu văn, ngữ pháp và ngôn từ của lẽ phải như vậy là đi chệch với ý tưởng của Chúa.
    Căn cứ vào Kinh thánh để người hầu việc Chúa thuộc linh thì phải định nên ngôn ngữ, cú pháp, ngữ pháp, ngôn từ cho phù hợp với ý muốn của Chúa.
                                              Kính mong Giáo sư góp ý.
                                                   SV Dương Kim Khải
Pages: 1 [2] 3 4 ... 10