Author Topic: THẢO LUẬN TUẦN 6 (13-18/2/2017) Mời thầy Joseph Phạm Thanh B́nh phụ trách  (Read 3641 times)

0 Members and 1 Guest are viewing this topic.

Offline GS-PHẠM THANH B̀NH

  • KHÓA I: P.P. VIẾT KHẢO LUẬN (GS. HỒNG ĐÀO)
  • Hero Member
  • *
  • Posts: 4,177
  • Karma: +0/-0
         Quư thầy cô thân mến!

   Để chương tŕnh thảo luận sôi nổi, quư thầy cô có dịp học hỏi thêm nhiều điều hay, tôi đặt câu hỏi mong quư thầy cô góp ư.
   -  Người lănh đạo Hội Thánh ngày nay có thể học hỏi được ǵ từ Samuên để giúp Hội Thánh phát triển?
   
Thân mến
Joseph Phạm


Offline GS-TRẦN THANH MỸ

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 4,774
  • Karma: +0/-0
Thưa Giáo sư và Thầy Trưởng pḥng.
V́ tài liệu khá dài nên tôi chưa làm xong bài thảo luận của ḿnh.
Khi đọc phần đúc kết tuần 5 của Giáo sư th́ Giáo sư có việt về thể chế thần quyền. Tức là Đức Chúa Trời là đấng lập pháp, c̣n các quan xét là đại diện cho cơ quan hành pháp.
C̣n trong bài học tuần này, có đề cập đến thể chế quân chủ trong đó có nhà Vua, Thầy tế lễ và tiên tri.
Vậy có phải đây là một tiền đề cho thể chế "tam quyền phân lập" như là mô h́nh cho thể chế dân chủ sau này không? Giống như là  Tiên tri là cơ quan lập pháp, nhà Vua là cơ quan hành pháp và các thầy tế lễ là cơ quan tư pháp?
Vui học với nhau.
Xin được lắng nghe ư kiến của QTC.
Xuân Lộc

Thầy Lộc quư mến
Có phải hay không th́ thầy sẽ biết sau khi thầy đọc hết tài liệu + làm xong bài + nghe các Bạn nêu ư kiến và cuối cùng là khi..tôi đúc kết thầy nhé. Nhưng trước tiên xin thầy trả lời ba câu:
1. Các tiên tri xuất hiện khi nào?
2. Nhiệm vụ của họ là ǵ?
3. Nhiệm vụ của thầy tế lễ là ǵ?
Trả lời 3 câu nầy tôi nghĩ phần nào thầy nghiệm ra vấn đề "tam quyền", thầy nhé.
« Last Edit: by GS. Tran T Mỹ »

Offline GS-TRẦN THANH MỸ

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • *****
  • Posts: 4,774
  • Karma: +0/-0
          Thầy có đề cập đến âm "EL", vậy thầy và các Bạn thử t́m hiểu tên có chữ cuối là "IT", có nghĩa ǵ?

          Thưa Giáo sư!

          Giáo sư vui ḷng nêu ra vài tên để chúng tôi tham khảo.  Cảm ơn Giáo sư!

Thân mến
Joseph Phạm


Chào thầy B́nh và thầy Hoàng Hiền
Âm "it" ví dụ A-mô-rit, Giê-bu-sit...

Offline GS-PHẠM THANH B̀NH

  • KHÓA I: P.P. VIẾT KHẢO LUẬN (GS. HỒNG ĐÀO)
  • Hero Member
  • *
  • Posts: 4,177
  • Karma: +0/-0
Quư thầy cô thân mến!

Những  thầy cô nào chưa nộp bài, vui ḷng nộp để chúng ta có th́ giờ thảo luận và học hỏi thêm với nhau.  Cảm ơn!

Thân mến
Joseph Phạm

guest81

  • Guest
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 6 (Quyển 3 - Chương 6-11).
Mời thầy Joseph Phạm Thanh B́nh phụ trách.
1.Trong chương 6 tác giả nhận định rằng, Vương quốc của Đức Chúa Trời là chủ đề trọng tâm của các sách “Lịch sử văn chương vương quốc”; thầy, cô hiểu thế nào về khái niệm “vương quốc Đức Chúa Trời” trong các sách này và trong Tân Ước?
TRẢ LỜI :
Công vụ 1:3
Khi dạy dỗ đoàn dân đừng lo lắng ǵ về cuộc sống vật chất ở trần gian, Đức Chúa Jesus phán rằng : “ Nhưng trước hết, hăy t́m kiếm Vương Quốc  Đức Chúa Trời và sự công b́nh của Ngài, th́ Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa.” (Mathiơ 6:33).
Tín hữu ngày nay thường bị bối rối không hiểu Vương-quốc Đức Chúa Trời là ǵ và đang ở đâu? Có người nói Vương-quốc ấy ở trong ḷng chúng ta. Người khác giải thích Vương-quốc Đức Chúa Trời là Hội-thánh của Ngài. Phái khác nữa trả lời rằng Vương-quốc Ngài ở trên thiên đàng.
Sự khó hiểu về vấn đề nầy là cả Cựu ước lẫn Tân ước đều nói về Vương quốc Đức Chúa Trời, nhưng ư nghĩa lời dạy của hai thời kỳ nầy có vẻ khác nhau, khiến các giáo sư khó có cách làm cho lời giải nghĩa được hoà hợp.
Để hiểu vấn đề nầy, chúng ta phải biết Kinh-thánh Cựu ước nói ǵ về Vương-quốc của Đức Chúa Trời trước khi Đức Chúa Jesus dạy về Vương-quốc ấy.
Sách tiên tri Daniel chép chuyện tích về giấc mơ kỳ lạ của Nebuchadnezzar, hoàng đế Babylon, liên quan tới Vương-quốc Đức Chúa Trời.
( Đa-ni-ên 2:31-35 ) : “ 31 Hỡi vua, vua nh́n xem, và nầy, có một pho tượng lớn. Pho tượng đó to lớn và rực rỡ lạ thường; đứng trước mặt vua, và h́nh dạng dữ tợn. 32 Đầu pho tượng nầy bằng vàng ṛng; ngực và cánh tay bằng bạc; bụng và vế bằng đồng; 33 ống chân bằng sắt; và bàn chân th́ một phần bằng sắt một phần bằng đất sét. 34 Vua nh́n pho tượng cho đến khi có một ḥn đá chẳng phải bởi tay đục ra, đến đập vào bàn chân bằng sắt và đất sét của tượng, và làm cho tan nát. 35 Bấy giờ sắt, đất sét, đồng, bạc, và vàng đều cùng nhau tan nát cả; trở nên như rơm rác bay trên sân đạp lúa mùa hạ, phải gió đùa đi, chẳng t́m nơi nào cho chúng nó; nhưng ḥn đă đập vào pho tượng th́ hóa ra một ḥn núi lớn và đầy khắp đất “ .
Lời giải mộng từ Đức Chúa Trời đến cho Daniel, một tù binh người Giu-đa, để ông giải thích ư nghĩa của chiêm bao cho vua, như sau: - Chiêm bao của Nebuchadnezzar là điềm tiên tri về tương lai lịch sử của toàn thể vùng Trung Đông, Tây Á, Bắc Phi, và Nam Âu; nghĩa là thế giới được người ta biết đến vào thời ấy ngoại trừ Trung Hoa và Đông Á, c̣n Mỹ Châu và Nam Phi th́ chưa được biết tới. Lịch sử đă diễn ra chính xác như điềm chiêm bao đă tiên báo. Các đế quốc Mê-đô Ba-tư, Hy-lạp, rồi La-mă nối tiếp nhau thống trị toàn vùng ấy.
Phần cuối của lời giải nghĩa cho biết: “Trong đời các vua nầy, Đức Chúa Trời trên trời sẽ lập một Vương quốc không bao giờ bị tiêu diệt, chủ quyền của Vương quốc ấy sẽ không bao giờ rơi vào tay một dân tộc khác. Vương quốc đó sẽ đập tan và tiêu diệt tất cả các vương quốc khác, c̣n chính nó sẽ tồn tại đời đời” (Daniel 2:44). Điều nầy có nghĩa là Vương quốc của Đức Chúa Trời vào lúc đó sẽ cai trị tất cả các nước và các dân tộc sống trên mặt đất.
Trước khi đi sâu vào những ư nghĩa mầu nhiệm của Vương quốc Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ t́m hiểu xem một vương quốc gồm có những ǵ.
Theo sự hiểu biết chung của loài người th́ trước tiên một vương quốc phải có chủ quyền trên một lănh thổ; kế đến là phải có vua cai trị trên lănh thổ ấy; thứ ba là dân chúng ở dưới quyền cai trị của vua; cuối cùng là vương quốc nào cũng có luật pháp làm nền tảng cho mọi cách sống và cư xử để dân trong nước tuân theo, và vua sẽ dựa trên luật pháp ấy mà cai trị và xét xử các cuộc tranh chấp của người trong nước.
V́ Vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ thiết lập trên đất như điềm chiêm bao tiên tri đă nói trên, th́ cũng sẽ có đủ bốn yếu tố vừa kể. Lănh thổ của Vương-quốc ấy là cả thế giới trên mặt địa cầu; vị Vua sẽ cai trị là Đức Chúa Jesus; dân của Vương-quốc là toàn thể nhân loại đang sống trên thế giới vào lúc ấy; luật pháp của Vương quốc là luật pháp Đức Chúa Trời có sẵn trong Kinh thánh. Đức Chúa Trời xác nhận việc Vương-quốc Ngài sẽ thiết lập tại Giêrusalem ở xứ Do-thái vào thời cuối cùng, qua những lời chép trong sách tiên tri Xachari (14:6–11):” 6 Trong ngày đó sẽ không có sự sáng nữa, những v́ sáng sẽ thâu ḿnh lại. 7 Ấy sẽ là một ngày mà Đức Giê-hô-va biết; chẳng phải ngày, chẳng phải đêm, song xảy ra đến buổi chiều sẽ có sự sáng. 8 Xảy ra trong ngày đó, nước sống sẽ ra từ Giê-ru-sa-lem, phân nửa chảy về biển đông, phân nửa chảy về biển tây, trong mùa hạ và mùa đông đều có. 9 Đức Giê-hô-va sẽ làm vua khắp đất; trong ngày đó, Đức Giê-hô-va sẽ là có một, và danh Ngài cũng sẽ là có một. 10 Cả đất sẽ làm nên đồng bằng, từ Ghê-ba cho đến Rim-môn, về phía nam Giê-ru-sa-lem, thành nầy sẽ được nhắc lên và ở trong chỗ ḿnh, từ cửa Bên-gia-min cho đến chỗ cửa thứ nhứt, và đến cửa góc, lại từ tháp Ha-na-nê-ên cho đến những nơi ép rượu của vua. 11 Người ta sẽ ở đó, nó chẳng bị rủa sả nữa, nhưng Giê-ru-sa-lem sẽ được ở yên ổn.
Nghĩa là Vương-quốc ấy không được hiểu theo nghĩa bóng mà là nghĩa đen.
Thế nhưng, khi chúng ta nghiên cứu Tân-ước gặp nhiều chỗ gây thắc mắc về ư nghĩa của Vương-quốc Đức Chúa Trời và nơi chốn của Vương quốc ấy là ở đâu?
Chúng ta phải nghiên cứu vấn đề nầy tận tường th́ mới có thể hiểu biết đúng và rơ ràng dựa trên những lời dạy của Đức Chúa Jesus và sự mặc khải từ Đức Thánh Linh ban cho Phao-lô.
Đức Chúa Jesus cho ông Ni-cô-đem biết rằng  :” …Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, th́ không thể thấy được nước Đức Chúa Trời. (Giăng 3:3); Ngài lại nói: “ …Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, th́ không được vào nước Đức Chúa Trời (Giăng 3:5).
Sứ đồ Phao-lô viết: “ Hỡi anh em, tôi đoán quyết rằng thịt và máu chẳng hưởng  Vương Quốc Đức Chúa Trời được, và sự hay hư nát không hưởng sự không hay hư nát được.” (1Côr. 15:50). Vậy th́, dù đă tái sinh nhưng hễ c̣n trong thân thể xác thịt th́ chưa ai ‘vào’ Vương-quốc của Chúa được. Hầu hết con cái Chúa đều không thấy có trở ngại ǵ về vấn đề đó, v́ chúng ta vẫn nghĩ Nước Chúa sẽ đến sau khi tận thế.
Nhưng khi đọc Kinh-thánh thấy lời Giăng Baptist cảnh cáo người Giu-đa: “ Hăy ăn năn v́ Vương-quốc thiên đàng đă đến gần” (Mathiơ 3:2); sau đó không lâu, Đức Chúa Jesus phán với người Pha-ri si, những người xuyên tạc việc Ngài đuổi quỷ: “…nếu Ta nhờ Thánh Linh của Đức Chúa Trời mà đuổi quỷ, th́ Vương-quốc Đức Chúa Trời đă đến với các ngươi rồi” (Mathiơ 12:28).
Nghĩa là Giăng Baptist cho biết Vương-quốc Đức Chúa Trời sẽ đến nhanh chóng; rồi khi Đức Chúa Jesus đi ra thi hành thánh vụ th́ Ngài xác nhận lời thông báo của Giăng rằng, Vương-quốc Đức Chúa Trời đă đến bằng dấu hiệu quyền phép Đức Thánh Linh trục xuất những quỷ đang ám và nhập vào nhiều người.
Sau đó, Đức Chúa Jesus lại lấy các ẩn dụ (Mathiơ 13:1–52 ) : “ 1…Ngài phán như vầy:  Có người gieo giống đi ra đặng gieo  52.…để mô tả Vương-quốc Đức Chúa Trời, mà đoàn dân và nhiều môn đồ của Ngài chẳng hiểu ǵ hết (Mác 4:10):”  Khi Đức Chúa Jêsus ở một ḿnh, những kẻ xung quanh Ngài cùng mười hai sứ đồ hỏi Ngài về các lời thí dụ “.
Vào thời đại Daniel, tức là hơn 2,600 năm trước đây, Đức Chúa Trời đă mặc khải cho tiên tri của Ngài rằng: “…các thánh của Đấng Chí Cao sẽ tiếp nhận vương quốc và nắm giữ vương quốc ấy đời đời cho đến đời đời vô cùng” (Daniel 7:18). Sự mặc khải nầy cho thấy vương quốc và thánh đồ của Đức Chúa Trời sẽ tồn tại vĩnh viễn, nhưng chưa cho biết rơ cách nào để có thể vào vương quốc ấy.
Khi Đức Chúa Jesus đến, Ngài dạy rằng: “Giờ đă trọn, Vương-quốc Đức Chúa Trời đă đến gần” (Mác 1:15); và Ngài cũng dạy các môn đồ về Vương-quốc Đức Chúa Trời trong 40 ngày trước khi được đem về trời; mà v́ các môn đồ chỉ đề cập sơ qua các lời Ngài dạy về vương quốc, th́ chúng ta có thể suy diễn rằng họ đă hiểu, và chúng ta cũng tin rằng những môn đồ khác cũng đă hiểu như họ, nên họ không cần phải giải thích kỹ lưỡng. Thế th́, họ đă hiểu ra sao?
V́ Đức Chúa Jesus tuyên bố Vương-quốc Đức Chúa Trời đă đến, th́ chúng ta có thể hiểu, v́ Ngài là đại biểu của Vương-quốc Đức Chúa Trời đă đến thế gian, nên Ngài dạy dỗ những người nghe về vương quốc tương lai nầy và cách để vào vương quốc ấy. Những ai nghe lời dạy và đáp ứng Tin Mừng do Ngài truyền cho th́ sẽ trở thành các vua cai trị trên các nước và những người đang sống trên thế gian lúc Ngài trở lại địa cầu, và làm thầy tế lễ cho Vương quốc (Khải-huyền 1:6, 5:10).
Nhưng chúng ta cần nhớ lại lời tuyên bố rơ ràng ‘thịt và máu không thể hưởng Vương-quốc Đức Chúa Trời;’ cho nên, những người bị cai trị th́ chưa được trở thành dân của Vương-quốc, v́ thể xác của người ta phải được biến hoá thành thân thể bất hoại và bất tử th́ mới được vào vương quốc của Chúa (1Côr. 15:53). V́ vậy, tín hữu vẫn chưa thấy hoặc biết Vương-quốc ấy ra sao cả. Thế th́, ư nghĩa thật rơ ràng về Vương-quốc Đức Chúa Trời th́ rất sâu nhiệm, không giống như cách chúng ta suy luận hoặc suy diễn. Để biết rơ vấn đề nầy, chúng ta sẽ xem xét các đặc điểm của Vương-quốc qua lời dạy dỗ của Đức Chúa Jesus: “ Ngài công bố Nước thiên đàng đă đến gần (Math.4:17); người ta có thể vào vương-quốc ấy (Math. 5:20, 7:21); các quyền phép Ngài làm là để chứng minh Vương-quốc Đức Chúa Trời đă đến xứ Do-thái rồi (Math. 12:28).
Ngài dùng các ẩn dụ để giải nghĩa cho môn đồ Ngài hiểu sự thật về Vương-quốc Đức Chúa Trời (Math.13:11); khi dạy họ cầu nguyện, th́ lời nài xin quan trọng là “Nước Cha được đến, ư Cha được nên ở đất như ở Trời” (Math.6:10).
Trước khi chịu khổ h́nh, Ngài hứa ban Vương-quốc cho những người đă chia xẻ hoạn nạn với Ngài (Luca 22:28–30); Ngài hứa sẽ trở lại trong vinh quang để đem các ơn phước đă chuẩn bị sẵn cho người được chọn (Math.25:31, 34). Nhưng chúng ta vẫn chưa hiểu bao nhiêu.
Trong các bài học kế tiếp, chúng ta sẽ dựa trên những sự dạy dỗ trên, và những điều Đức Thánh Linh đă mặc khải, để hiểu biết ư nghĩa thật của Vương-quốc Đức Chúa Trời là ra sao.
2.  Câu chuyện của Đa-vít minh họa về ba sự kiện của tội lỗi và ba sự kiện của sự cứu rỗi như thế nào?
TRẢ LỜI :
BA SỰ KIỆN CỦA TỘI LỖI VÀ BA SỰ KIỆN CỦA SỰ CỨU RỖI
Tôi muốn có thêm một chương nữa viết về đề tài tội lỗi của Đavít. Bạn có thể nghĩ là tôi đang nhấn mạnh đến điều nầy quá nhiều, nhưng tội lỗi của Đavít được nhấn mạnh như vậy v́ chính Kinh Thánh đă làm điều đó. Chúng ta cần khám phá là tại sao Chúa lại dành nhiều chỗ như thế trong II Samuên để nói về tội lỗi của Đavít. Đó là để chúng ta có được những bài học thuộc linh về vấn đề tội lỗi mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải học và áp dụng khi phạm tội.
Các Bài Học Thêm Về Tội Lỗi.
Một trong những bài học quan trọng nhất mà chúng ta có thể rút ra từ câu chuyện tội lỗi của Đavít là cách ông đối phó với vấn đề nầy. Tôi muốn nêu lên một ví dụ minh họa. - Tâm trí con người có hai phần: ư thức và tiềm thức. Tất cả chúng ta đều đang vật lộn với những ư nghĩ mâu thuẫn của ḿnh. Trong phần có ư thức của tâm trí chúng ta, chúng ta có một ư tưởng tốt, tích cực như: “Đức Chúa Trời là Đấng chăn giữ tôi, và tôi sẽ không lo lắng ǵ cả. Tôi có niềm tin to lớn nơi Đấng chăn giữ tôi”. Dầu vậy, rất thường khi chỉ trong ba mươi giây kế tiếp, chúng ta bắt đầu lo lắng. Và hậu quả là chúng ta mắc phải các chứng bệnh đau thấp khớp và suy tim . Lẽ ra không nên lo lắng bởi v́ Đức Chúa Trời là Đấng chăn giữ chúng ta, nhưng chúng ta vẫn cứ lo lắng. Chúng ta phải xử lư thế nào với những ư nghĩ mâu thuẫn đó?
Chúng ta xây một bức tường ngay giữa tâm trí ḿnh và cách ly những ư nghĩ mâu thuẫn của chúng ta vào mỗi ngăn. Trong một ngăn, chúng ta có đức tin để nói rằng, “Đức Chúa Trời là Đấng chăn giữ tôi”. Khi nói thế, chúng ta không để bản thân ḿnh nhớ rằng ḿnh đau thấp khớp và suy tim v́ cớ chúng ta đang lo lắng. Trong ngăn kia của tâm trí chúng ta, chúng ta lại lo lắng và không để cho bản thân ḿnh nhớ rằng chúng ta có đức tin! Điều nầy dẫn đến các ngăn kín một cách lôgíc của chứng bệnh “tâm thần phân liệt”.
Chứng bệnh tâm thần phân liệt nầy không phải là vấn đề nghiêm trọng trong ư thức. Nhưng nó là vấn đề nghiêm trọng ở phần tiềm thức, bởi những ư nghĩ có ư thức sẽ đến trọ trong phần thuộc tiềm thức của chúng ta và ở đó vĩnh viễn. Do đó những mâu thuẫn của chúng ta chuyển vào phần tiềm thức và tạo nên một hồ chứa của sự mâu thuẫn bên dưới bề mặt. Điều nầy có thể là một vấn đề nghiêm trọng bởi v́ tiềm thức giống như một cái ly. Khi nó đầy sự mâu thuẫn, nó gởi các tín hiệu đến cơ thể chúng ta, và chúng ta bắt đầu gánh chịu các triệu chứng thuộc thể xác.
Kinh Thánh dạy chúng ta không nên dồn chứa những mâu thuẫn, nhưng phải xử lư chúng. Các nhà tâm thần học cũng đồng ư như thế, nhưng họ giải quyết theo một phương pháp khác. Giải pháp muôn thuở của họ là hướng dẫn con người xa rời những giá trị tuyệt đối và những phẩm hạnh đó thường mâu thuẫn với cách cư xử của họ. Kinh Thánh cho chúng ta biết rơ điều đó là sai. Nếu chúng ta có một chuẩn mực tuyệt đối về tính chính trực và công b́nh bởi thực sự tin vào các điều tuyệt đối về đạo đức, nhưng lối sống của chúng ta lại mâu thuẫn với tiêu chuẩn tuyệt đối về sự chính trực đó, th́ chúng ta đang tự gây ra bệnh tật cho ḿnh.
Kinh Thánh dạy chúng ta giải quyết các mâu thuẫn của ḿnh theo cách nầy: “V́ lẽ mắt là ngọn đèn của thân thể, nếu cách nh́n hay nếp suy nghĩ của chúng ta phù hợp với ư muốn Đức Chúa Trời, và chúng ta sống theo cách chúng ta nh́n thấy mọi sự việc, th́ trọn thân thể chúng ta sẽ đầy tràn sự sáng (Mathiơ 6:22). Nói cách khác, chúng ta sẽ giải quyết được những mâu thuẫn của ḿnh khi chúng ta sống theo đúng những điều chúng ta tin.
Đavít dạy chúng ta xử lư vấn đề tội lỗi của ḿnh khi nhận biết tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời về điều đúng và điều sai, thậm chí khi tiêu chuẩn đó khiến chúng ta nhận ra rằng chúng ta là những tội nhân và lên án tội lỗi. Khi chúng ta xưng nhận tội lỗi của ḿnh, Chúa sẽ bổ lại linh hồn chúng ta. Đó là một trong những áp dụng quan trọng nhất mà chúng ta có thể rút ra từ câu chuyện .
Ba Sự Kiện Của Tội Lỗi.
Tội lỗi của Đavít.
Một ứng dụng khác từ câu chuyện xấu xa nầy trong cuộc đời của Đavít là tội lỗi đem đến những hậu quả thật khủng khiếp. Trong II Samuên 11-18, Đavít đă phải dự một đại tiệc của những hậu quả cay đắng. Câu chuyện của ông thực sự minh họa về ba sự kiện của tội lỗi và ba sự kiện của sự cứu rỗi. Trước hết, chúng ta hăy suy gẫm về khía cạnh tội lỗi.
Tội Lỗi Có H́nh Phạt.
Trước hết, tội lỗi phải chịu h́nh phạt. Tội lỗi thường dẫn đến một h́nh phạt trong tương lai và một h́nh phạt ngay hiện tại. Đó là lư do khiến Đức Chúa Trời phải “đóng cửa” thiên đàng và sai Đức Chúa Jêsus Christ xuống thế gian nầy. Cách duy nhất chúng ta có thể cất đi h́nh phạt tội lỗi trong tương lai (địa ngục) khỏi đời sống chúng ta là tin vào sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ trên cây thập tự (Giăng 3:16):” V́ Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đă ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời “.
Tuy nhiên, ba phần năm số lần sử dụng từ cứu rỗi trong Kinh Thánh không áp dụng cho h́nh phạt tội lỗi trong tương lai, nhưng áp dụng cho sự cất bỏ h́nh phạt tội lỗi trong hiện tại.Chẳng hạn, chúng ta được cứu khỏi h́nh phạt của một cuộc đời nghiện ngập. Khi Chúa Jêsus nói về địa ngục, Ngài dùng chữ Hy Lạp “Gehenna”. Gehenna là một băi rác lớn bên ngoài Giêrusalem, là nơi “…. Sâu bọ chẳng hề chết, và lửa chẳng hề tắt (Mác 9:44). Khi dân chúng nghĩ đến Gehenna, họ nghĩ đến những thứ rác rưởi. Đức Chúa Jêsus dạy rằng rác rưởi là một trong những thực tế tệ hại nhất của địa ngục.
Một h́nh phạt khác trong hiện tại của tội lỗi là sự nô lệ. Người ta không làm điều họ muốn, nhưng lại làm điều họ phải làm, điều mà họ bị thúc ép phải làm. Người ta bị kiểm soát bởi áp lực và những thói quen mà Kinh Thánh gọi là tội lỗi. Sự cứu rỗi giải phóng người ta khỏi cảnh nô lệ tội lỗi (Giăng 8:30-35; Mathiơ 1:21):” Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, v́ chính con trai ấy sẽ cứu dân ḿnh ra khỏi tội “.
Quyền Lực Của Tội Lỗi.
Thứ nh́, tội lỗi có quyền lực rất lớn. Tôi tin toàn bộ câu chuyện của Đavít là điều mà Phaolô viết trong I Côrinhtô 10:12: “Vậy th́, ai tưởng ḿnh đứng, hăy giữ kẻo ngă”.Trong câu kế tiếp, Phaolô viết rằng sự cám dỗ là “thường t́nh cho loài người”. Nếu một người như Đavít có thể bị đánh hạ bởi quyền lực của tội lỗi, th́ chúng ta là ai mà có thể nghĩ rằng chúng ta có thể chống cự được nó?Bạn đừng bao giờ đánh giá thấp quyền lực của tội lỗi.
Giá Trả Của Tội Lỗi.
Thứ ba, tội lỗi có một giá trả rất cao. Phaolô nói với chúng ta rằng, “công giá của tội lỗi là sự chết” (Rôma 6:23). Phaolô không chỉ muốn nói cái chết theo nghĩa đen mà c̣n nói đến bữa tiệc lớn của các hậu quả đó nữa những dược thảo cay đắng mà kẻ có tội phải ăn vào. Tội lỗi có những vết sẹo và vết nhơ của nó. Một vài vết nhơ và vết sẹo của tội lỗi không thể đảo ngược và không thể hủy bỏ được.
Ba sự kiện của sự cứu rỗi.
Giống như nền nhung đen tương phản với những viên kim cương mà người thợ kim hoàn trưng bày trên đó, h́nh phạt kinh khiếp, quyền lực và giá trả của tội lỗi khiến cho ba sự kiện của sự cứu rỗi càng tỏa sáng hơn.
Chúa Jêsus Đă Cất Đi H́nh Phạt Của Tội Lỗi.
Trước tiên, Đức Chúa Jêsus Christ đă cất đi h́nh phạt của tội lỗi. Kinh Thánh gọi điều nầy là “Phúc Âm” hay “Tin Lành”, như Chúa Jêsus có lần phán với Nicôđem: “Ta là Con độc sanh của Đức Chúa Trời, Ta là giải pháp duy nhất của Đức Chúa Trời, và Ta là Đấng Cứu Rỗi duy nhất của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Cha không có một giải pháp khác hay một Đấng Cứu Rỗi khác” (Giăng 3:16). Khi bạn thật sự nghe được điều Chúa Jêsus tuyên phán, bạn sẽ nhận ra rằng Ngài đă kiến tạo một con đường không lối thoát đối với tất cả những tôn giáo khác. Bạn có thể tin vào Chúa Jêsus, hoặc không tin, song đây là một trong các lời tuyên bố quyết đoán nhất mà Chúa Jêsus đă từng nói ra.
Đức Thánh Linh Chiến Thắng Quyền Lực Của Tội Lỗi.
Thứ nh́, Đức Thánh Linh có thể kềm giữ quyền lực của tội lỗi trong đời sống bạn và tôi dưới sự kiểm soát của Ngài. Sứ đồ Giăng nhắc chúng ta trong I Giăng 4:4: “Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian”. Bên cạnh quyền năng của Đức Chúa Trời, không có quyền lực nào trong thế gian nầy lớn hơn quyền lực của tội lỗi, của điều ác và của Satan. Nhưng tin tức tốt lành đó là quyền năng của Đức Chúa Trời lớn hơn quyền lực của Satan, của điều ác và của tội lỗi! Sứ đồ Phaolô nói rằng khi chúng ta sở hữu ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể trở nên những kẻ siêu chiến thắng đối với quyền lực của tội lỗi trong đời sống chúng ta (so sánh Rôma 8:37-39).
Sự Xưng Nghĩa Xóa Bỏ Tội Lỗi Chúng Ta Trước Mặt Ngài.
Sự kiện thứ ba của sự cứu rỗi hơi rắc rối một chút, bởi v́ nó can hệ đến các vết nhơ, vết sẹo và giá trả của tội lỗi. Trước mặt Chúa, ngay cả các vết nhơ của tội lỗi cũng được rửa sạch bởi sự tha thứ. Như Đavít đă viết trong một Thi thiên: “Phương Đông xa cách phương Tây bao nhiêu, th́ Ngài đă đem sự vi phạm chúng tôi xa khỏi chúng tôi bấy nhiêu” (Thi thiên 103:12; cũng xem Michê 7:19). Từ ngữ “xưng công b́nh” là một trong số những từ đẹp nhất ở trong Kinh Thánh. Nó có nghĩa là khi chúng ta xưng nhận và ăn năn tội lỗi ḿnh với Đức Chúa Trời, th́ tội lỗi của chúng ta giống như chưa từng xảy ra! Tội của chúng ta không chỉ được tha thứ, được bôi xóa, hay đơn giản là được cất đi, mà c̣n biến mất luôn nữa. Nó giống y như thể ta chưa từng phạm tội. Tuy nhiên, sự xưng công b́nh đến trong hai chiều hướng. Đôi khi các vết nhơ và vết sẹo của tội lỗi, làm cho con người không thể tin được là ḿnh có thể thay đổi. Nếu một người phạm tội sát nhân, và sau đó tin Chúa Jêsus, theo cái nh́n của Đức Chúa Trời, th́ người ấy giống như chưa hề phạm tội hay phạm sự giết ngườiù. Nhưng đức tin của họ trong Đấng Christ có thể giúp họ hoàn toàn an nhiên hay không? Không, vẫn c̣n những hậu quả phải trả.
Có vài điều chúng ta không thể xóa bỏ (sau khi đánh trứng, chúng ta không thể phục hồi lại quả trứng). Giá trả cho tội lỗi th́ đắt và các vết sẹo th́ không thể thay đổi được. Đây là lư do v́ sao sứ đồ Giăng đă viết trong thư tín đầu tiên của ông: “Ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con không phạm tội” (I Giăng 2:1) .Tạo nơi lớp người trẻ cái ấn tượng là không hề có điều ǵ tốt hoặc thậm chí có vẻ khôi hài về tội lỗi, là điều kỳ quặc trong thần học. Đúng là không có điều tốt nào trong tội lỗi hay những hậu quả của nó cả, nhưng Đức Chúa Trời có thể làm nổi bật ân điển và sự thương xót của Ngài, nếu chúng ta đáp ứng với những hậu quả của tội lỗi theo như cách Đavít đă làm.
Thậm chí Đức Chúa Trời có thể chữa lành nhiều vết sẹo, nhưng có vài vết nhơ và vết sẹo lại không thể hủy bỏ hay thay đổi được. Đó là lư do tại sao Kinh Thánh dạy tốt hơn là đừng phạm tội. Chúa Jêsus phán với người đàn bà bị bắt về tội tà dâm: “Ta cũng không định tội ngươi”, Ngài lại phán, v́ cớ thương xót người đàn bà đó, rằng: “Từ rày trở đi đừng phạm tội nữa”(Giăng 8:11). Đừng bao giờ để cho một ai tạo ấn tượng nơi con cái bạn là sống trong tội lỗi rồi được cứu khỏi tội lỗi cũng tốt. Tốt hơn hết là đừng phạm tội.
Ngày nay, tội lỗi lan truyền như bệnh dịch giữa ṿng những người tự nhận là môn đệ của Đức Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Trời muốn tất cả chúng ta, qua câu chuyện về tội lỗi của Đavít, nghe được lời phán của Đức Chúa Jêsus ngày hôm nay: “Hăy đi, và đừng phạm tội nữa!”
( TK’Nguồn tài liệu: HỘI HỢP TÁC TRUYỀN GIÁO QUỐC TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG THÁNH KINH/TRUY CẬP NGÀY 14-02-2017 )
3. Ư nghĩa tên của Sa-mu-ên liên quan thế nào đến vấn đề "nghe về Đức Chúa Trời". Đời sống Sa-mu-ên cho chúng ta những điển h́nh tích cực nào?
TRẢ LỜI :
NGHE VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI
Samuên. - Tên của Samuên được tạo nên bởi hai từ Hêbơrơ là “đă được nghe” và “ về Đức Chúa Trời”. Xét về cách ông được sinh ra th́ tên nầy rất thích hợp. Mẹ của ông là An-ne đă sống trong nhiều năm với nỗi sầu khổ bị hiếm muộn. Trong những ngày đó, mang thai là dấu hiệu về phước lành từ Đức Chúa Trời, do đó An-ne đă phải suy nghĩ rằng sự hiếm muộn của bà có thể là do Đức Chúa Trời không hài ḷng về bà. Một hôm, khi gia đ́nh bà đang thờ phượng Đức Chúa Trời tại Đền tạm ở Si-lô, bà đă khóc lóc cay đắng và cầu xin Đức Chúa Trời ban cho một đứa con trai. Bà cầu nguyện cách khẩn thiết, đôi môi chỉ mấp máy những lời cầu xin trong ḷng mà không thành tiếng, đến nỗi thầy tế lễ già nua là Hêli cho rằng bà đang say rượu! Ông bảo bà, “Hăy đi giă rượu đi!” (I Samuên 1:14). Khi An-ne giải bày hoàn cảnh của ḿnh, Hêli cảm động đến nỗi đă chúc phước cho bà và nói rằng Đức Chúa Trời sẽ đáp lời cầu xin của bà (15-17), và Ngài đă đáp lời.An-ne thụ thai và sinh một con trai. Bà đặt tên là Samuên (Samuel), bởi v́ Đức Chúa Trời có nghe lời cầu xin của bà (20). (Hầu như bất cứ tên của một người nào đó trong Kinh Thánh kết thúc với chữ “el”, th́ tên đó có liên hệ với Chúa, chẳng hạn như Daniel (Đa-ni-ên), v́ tiếng Hêbơrơ chữ El là Đức Chúa Trời).
Sau khi Samuên thôi bú, An-ne đem cậu đến Đền tạm và dâng cho Đức Chúa Trời bằng cách trao cậu cho thầy tế lễ Hêli. Tại đây, một lần nữa, tên của cậu được chứng tỏ là phù hợp, v́ khi Samuên đang c̣n là một đứa bé, được Hêli nuôi dưỡng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, Samuên đă nghe được tiếng nói của Ngài (chương 3). Buồn thay, Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời đă trách Hêli v́ đă không dạy dỗ các con trai ông, là những người không vâng lời Chúa và đă làm ô uế sự thờ phượng Ngài! (Xem 2:12-17, 22-25, 27-36).
Samuên là người xem Hêli như cha, và nói với thầy tế lễ già nua đó rằng, ông ấy sẽ bị cất khỏi chức vụ thầy tế lễ.
Cái tên “Nghe về Đức Chúa Trời” cũng phù hợp với Samuên khi ông trưởng thành. Kinh Thánh dạy rằng từ phương Bắc đến tận phương Nam (từ Đan đến Bê-e-sê-ba), khi Samuên nói rằng Đức Chúa Trời đă sai một tiên tri đến với họ, th́ cả Ysơraên đều thừa nhận (3:19 – 4:1). Toàn thể dân Ysơraên đă nghe được lời của Đức Chúa Trời qua người đàn ông nầy. V́ vậy, “Nghe về Đức Chúa Trời” là tên quả thật rất thích hợp với ông.
Cuộc đời của Samuên cho chúng ta nhiều ví dụ tích cực. Trước hết, ông và mẹ ông cho thấy giá trị của việc nuôi dưỡng và giáo dục trong sự tin kính. Để được trở nên tin kính và hữu ích, chúng ta, cũng như các bậc cha mẹ, cần xem vai tṛ của ḿnh là một sự kêu gọi và trách nhiệm thiêng liêng. Chúng ta cũng phải xem con cái như là ơn phước lớn lao từ Đức Chúa Trời (Thi thiên 127:3). Khi chúng ta tuyên xưng và xác nhận việc nầy là ưu tiên, giống như Samuên, và sau nầy là Giăng Báptít, th́ con cái của chúng ta sẽ có phước trong sự nuôi nấng thuộc linh.
Thứ nh́, Samuên là tấm gương cao quí về những điều đạt được qua sự nuôi dạy tin kính khi chúng ta thấy ông dẫn dắt dân Ysơraên thoát khỏi thời kỳ tăm tối thuộc linh, như là “những ngày các quan xét cai trị”. Vài học giả xem ông như là vị quan xét cuối cùng, v́ thế, cuộc đời của ông là một bước ngoặc trong lịch sử Ysơraên.
Chúng ta nh́n thấy một ví dụ tích cực thứ ba trong các sách Samuên khi chúng ta thấy người đàn ông vĩ đại nầy trở thành một vị lănh tụ chính trị vĩ đại, nối thời kỳ Các Quan Xét với thời kỳ của Các vua. Ông đă xức dầu cho Saulơ và Đavít, vị vua vĩ đại nhất của Ysơraên. Qua những lúc rối loạn, chẳng hạn như sự trị v́ suy đồi của Saulơ, Samuên vẫn cứ trung tín với Đức Chúa Trời và với dân tộc Ysơraên cho đến cuối cuộc đời của ông.
Bài làm vẫn c̣n nhiều thiếu sót . Kính mong sự góp ư của GS.Thanh Mỹ và QTC , them phần học hỏi trong Chúa .
Nguyện xin Ân Điển t́nh yêu thương của Đấng Christ ban tràn đầy ơn phước trên đời sống HVC của GS.Thanh Mỹ và QTC , cùng gia đ́nh người thân .
Thân kính sv : Ung Thanh Phong


Offline MA-1016 Lê Phạm Thúy Nhiên

  • K-16-02 THÁNH KINH NHẬP MÔN
  • Hero Member
  • *
  • Posts: 2,150
  • Karma: +0/-0
1. Trong chương 6 tác giả nhận định rằng, Vương quốc của Đức Chúa Trời là chủ đề trọng tâm của các sách “Lịch sử văn chương vương quốc”; thầy, cô hiểu thế nào về khái niệm “vương quốc Đức Chúa Trời” trong các sách này và trong Tân Ước?

Trong Cựu Ước thì “vương quốc Đức Chúa Trời” chỉ về một nước có dân sự và địa hạt cụ thể dưới quyền lãnh đạo của Chúa. Trong thời Môi-se thì Chúa là vua trực tiếp của dân Y-sơ-ra-ên, Môi-se vừa là tiên tri và thầy tế lễ, và là người lãnh đạo dân sự. A-rôn cùng con cháu ông cũng được chọn làm thầy tế lễ để phụ hầu việc Chúa. Sau thời kỳ này thì Sa-mu-ên được Chúa chọn làm tiên tri và thầy tế lễ.

Khi dân sự đòi một người làm vua lãnh đạo họ như các dân tộc khác thì Chúa cho họ một vua nhưng Chúa vẫn là vua muôn vua. Đất nước trên thế gian của dân Y-sơ-ra-ên có một vị vua do Chúa lập nên, một thầy tế lễ đại diện dân chúng để giữ mối tương giao với Ngài và một tiên tri để ban phát lời Chúa cho vua và dân sự Ngài tức dân Y-sơ-ra-ên. Vương quốc Đức Chúa Trời trong thời Cựu Ước chứa đựng tính cách lịch sử và địa lý theo những diễn biến xảy ra cho dân Y-sơ-ra-ên qua từng thời kỳ. Dưới thời quản trị của các vua Sau-lơ, Đa-vít và Sa-lô-môn thì đó là một vương quốc thống nhất. Sau đời Sa-lô-môn thì vương quốc Ngài bị chia đôi, mười chi phái định cư ở phía Bắc được gọi là Y-sơ-ra-ên, hai chi phái Giu-đa và Bên-gia-min ở phía Nam được gọi là Giu-đa. Vương quốc Y-sơ-ra-ên ở phía Bắc bị vua A-si-ri đánh chiếm, dân bị đi đày và vương quốc này bị xóa sổ. Sau đó thì vương quốc Giu-đa ở phía Nam cũng bị vua xứ Babylôn đánh chiếm và dân bị đày sang Babylôn. Bảy mươi năm sau thì họ được hồi hương và xây dựng lại đền thờ Chúa khi người Ba-tư chiếm Babylôn. 

Vương quốc của Đức Chúa Trời trong Tân Ước không còn là một đất nước căn cứ trên địa lý và lịch sử của con người với một vì vua trong thể chế quân chủ nữa. Từ khi Giăng báp-tít xuất hiện và Chúa Cứu thế ra đời thì một vương quốc mới được hình thành. Chúa vẫn là vua của họ nhưng vương quốc Ngài nằm ngay trong lòng họ (Luca 17:20-21). Khi họ tin Đức Chúa trời là Chúa và Đấng cứu thế là con một Ngài thì được tái sinh làm công dân nước trời. Vương quốc này sẽ không bao giờ thay đổi như vương quốc của các vua thế gian. Chỉ có sự tái sanh thật mới giúp một người nhận biết vương quốc Đức Chúa Trời và có thể trở thành dân Ngài. Những ai đầu phục Chúa và để Ngài làm chủ đời sống họ, đi theo luật pháp Ngài thì người đó là công dân của nước Chúa. Đây là vương quốc của sự cứu rỗi.

2. Câu chuyện của Đa-vít minh họa về ba sự kiện của tội lỗi và ba sự kiện của sự cứu rỗi như thế nào?

Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương, nhân từ nhưng rất thánh khiết và công bình nên Ngài thưởng người công chính và phạt kẻ tội lỗi. Đời sống của Đa-vít là một bằng chứng minh họa cho bản tánh đó của Chúa. Đa-vít là một vị vua rất yêu mến Chúa và có nhiều điểm tốt nhưng ông vẫn là con người nên vẫn phạm tội. Chúng ta cùng xem xét về những đặc trưng của tội lỗi qua đời sống Đa-vít.

Tội lỗi có quyền lực rất lớn trên đời sống con người dù đó là người yêu mến Chúa. Môi-se là một tiên tri và thầy tế lễ lớn của Y-sơ-ra-ên vẫn không tránh khỏi tội khiến ông chỉ được nhìn đất hứa mà không được vào. Đa-vít hết lòng yêu mến Chúa, khao khát sống đẹp lòng chúa nhưng cũng không vượt qua sự cám dỗ mà phạm tội tà dâm. Đa-vít đi từ tội tà dâm đến tội giết người vì ông muốn che dấu tội lỗi mình. Tội lỗi khiến ông bị trói buộc và tiếp tục làm nô lệ cho tội lỗi. Phao-lô đã từng nhắc chúng ta sự cám dỗ là điều sẽ đến như chuyện thường tình và khuyên “Vậy th́, ai tưởng ḿnh đứng, hăy giữ kẻo ngă ” (Cô 10:12). Phao-lô là một sứ đồ yêu mến Chúa cũng nói về chính ông rằng ông không thể làm điều lành mình muốn nhưng làm điều ác mình không muốn (Rô 7:15-23) vì xác thịt trong con người bị bán cho tội lỗi.

Tội lỗi luôn đi kèm với hình phạt hoặc trong hiện tại hoặc trong tương lai. Trong trường hợp Đa-vít thì hình phạt hiện tại được xóa bỏ khi tiên tri Na-than nói Chúa đã tha tội cho vua (II Samuên 12:13) vì ông nhận tội và ăn năn thật lòng. Khi Đa-vít phạm tội tà dâm lại thêm tội giết người thì hình phạt người phải nhận là sự chết, bị truất phế nhưng vì ông ăn năn và nhận tội nên Chúa cứu ông bởi ân điển như ngày nay chúng ta được cứu. Sự tha thứ đến bởi ân điển Chúa. Tuy nhiên hậu quả của tội lỗi là điều mà Đa-vít và con cái ông vẫn phải gánh chịu. Điều này nhắc chúng ta rằng chúng ta sẽ gặt trái mà chúng ta gieo, nhưng quả của nó không chỉ rơi trên đời sống của chúng ta nhưng còn ảnh hưởng đến con cháu mình như hậu quả của sự bất tuân của A-đam và Ê-va vẫn ở trên hậu tự họ.

Mọi tội lỗi đều có giá trả cao như Phao-lô đã nhắc trong Rô-ma 6:23 “tiền công của tội lỗi là sự chết”. Đây không chỉ về hình phạt thuộc thể cho tội lỗi như đã nói ở phần đầu nhưng mà là hậu quả của nó về sau. Giá trả này còn là sự chết về tâm linh, mất sự nối kết với Chúa và sự bình an của Ngài. Đa-vít đã chịu cái giá trả nhiều gấp bội lần. Gia đình ông trải qua những biến loạn kinh khiếp; việc này dẫn đến việc kia. Am-nôn con trưởng Đa-vít hãm hiếp Ta-ma là em của Áp-sa-lôm tức em khác mẹ với Am-nôn rồi Áp-sa-lôm giết Am-nôn để trả thù cho em và chạy trốn khỏi Giê-ru-sa-lem (II Sa 13). Sau đó Áp-sa-lôm dấy loạn chống Đa-vít , chiếm Giê-ru-sa-lem, tự tôn mình làm vua và hãm hiếp mười cung phi của vua cha (II Sa 15-16). Áp-sa-lôm giữ lòng thù hận mà mưu sát cha mình (II Sa17) nhưng cuối cùng bị giết chết. Lòng Đa-vít đau xỏt vì cái chết của Áp-sa-lôm dù đó là đứa con phản nghịch đã sỉ nhục mình. Ông biết đó là sự rủa sả của Chúa, là trái của tội lỗi mà ông đã phạm.

Bên cạnh những điểm trên, chúng ta còn thấy những đặc điểm của sự cứu rỗi đến từ Chúa.

Sự tha tội và tha cả hình phạt là một đặc ân cũng như đặc điểm của sự cứu rỗi. Trong sự ăn năn thống hối (Thi 51), Đa-vít được Chúa tha tội và Ngài cất đi hình phạt mà ông đáng phải nhận. Đa-vít sau đó đã trở lại đời yêu mến Chúa, muốn sống đẹp lòng Chúa hay nói cách khác là được tái sinh trong Ngài. Tương tự với trường hợp của Đa-vít, chúng ta được Chúa cất đi hình phạt đời đời qua việc tin nhận Chúa Giê-xu là Đấng cứu chuộc mình.

Ngoài sự tha tội thì người ăn năn trở lại được ban cho năng quyền khống chế tội lỗi qua Thánh Linh (Rô-ma 8:37-39). Đức Thánh Linh ở cùng người yêu mến và vâng nghe lời Chúa. Ngài có quyền năng giúp chúng ta chống trả tội lỗi và chiến thắng ma quỷ (Giăng 1:4). 

Song song với ơn tha tội thì Chúa còn ban đặc ân được xưng công bình. Mọi tội được tha và xóa sạch như Ê-sai 1:18 nói “Dầu tội các ngươi như hồng điều, sẽ trở nên trắng như tuyết, dầu đỏ như son, sẽ trở nên trắng như lông chiên”. Đa-vít nhận biết đặc ân này khi ông viết Thi Thiên 103:12. Dầu sự xưng công bình xóa sạch tội lỗi chúng ta trước mặt Chúa nhưng sẽ không cất bỏ hậu quả của tội lỗi ta đã làm là điều chúng ta cần ghi nhớ.

3. Ư nghĩa tên của Sa-mu-ên liên quan thế nào đến vấn đề "nghe về Đức Chúa Trời". Đời sống Sa-mu-ên cho chúng ta những điển h́nh tích cực nào?

Trong tiếng Hy Lạp sa-al có nghĩa là “cầu xin”, sama có nghĩa là “được lắng nghe”, và el là một trong những danh xưng của Đức Chúa Trời. Tên của Samuên là sự kết hợp hai từ “đă được nghe” và “về Đức Chúa Trời” trong tiếng Hêbơrơ. Tên Sa-mu-ên có nghĩa là “Đức Chúa Trời nhậm lời” (I Samuên 1:20) vì ông là kết quả của lời mẹ ông hết lòng cầu xin Chúa.

Những điểm tích cực trong đời sống Sa-mu-ên:

An-ne, mẹ của Sa-mu-ên, là người có lòng tin kính Chúa với đức tin mạnh mẽ, và là một chiến sĩ cầu nguyện I Sa 1. Bà nuôi dưỡng Sa-mu-ên trong ba năm trước khi dâng ông cho Chúa như lời hứa. Chắc chắn bà Anne đã là tấm gương sáng cho Sa-mu-ên về lòng tin kính, sự cầu nguyện, đầu phục và giữ lời hứa nguyện với Chúa vì ông là một chiến sĩ cầu nguyện cho dân Yơ-ra-ên (I Sa 12:17-18, 23). Bài ca của An-ne ca ngợi ân điển Chúa sau khi dâng Sa-mu-ên vào đền thờ (IISu 29:27) cho thấy niềm tin và lòng biết ơn Chúa cất đi sự son sẻ của bà. Sa-mu-ên ở lại trong đền tạm để được học về luật pháp Chúa và sự hầu việc Ngài. Gia đình Hê-li bị sa sút về mặt đạo đức nhưng Ên-ca-na và An-ne vẫn giao phó Sa-mu-ên cho Hê-li vì họ tin vào Đức Chúa Trời. Sa-mu-ên được lớn lên trong sự khôn ngoan, và sống đẹp lòng Chúa (I Sa 2:26).

Sa-mu-ên là tiên tri đầu tiên sau Môi-se. Ông đã nói tiên tri về thầy tế lễ Hê-li và gia đình ông khi còn rất trẻ (I Sa 3:11-14). Ông hết lòng phục vụ Chúa trong chức vụ tiên tri (I Sa 3:20-2, 4:1) và thầy tế lễ (2:35). Sa-mu-ên đã cầu thay cho Y-sơ-ra-ên (ISa 15:11; 7:7, 8), dạy dỗ họ lời Chúa (II Sa 14:14, 12:20-22). Sa-mu-ên là vị quan xét cuối cùng nhưng ông tiếp tục chức vụ tiên tri và thầy tế lễ cho Chúa sau khi lập vua cho dân Y-sơ-ra-ên. Ông tiếp tục làm người đại diện Chúa cho dân sự, xức dầu cho người được Chúa chọn làm vua, truyền đạt lời Chúa và ý Ngài cho dân sự và vua biết. 

Sa-mu-ên được gọi là “người xây cầu” của Đức Chúa Trời vì ông là người giúp các chi phái Y-sơ-ra-ên đoàn kết lại trong thời kỳ không có người lãnh đạo và dẫn dắt họ trở lại thờ phượng Chúa (I Sa 7:3-6). Sa-mu-ên đã trở thành người lãnh đạo thuộc linh cho Y-sơ-ra-ên (I Sa 4:1). Ông làm quan xét  cho dân sự tại Ra-ma là nơi ở của ông và hằng năm ông cũng đi đến các thành khác như Bê-tên, Ghinh-ganh, và Mích-ba để thực hiện chức vụ này (I Sa 7:16). I Sa-mu-ên 7:16 cho biết ông làm quan xét suốt đời sống ông.

SV LP Thúy-Nhiên

Offline MA-1016 Lê Phạm Thúy Nhiên

  • K-16-02 THÁNH KINH NHẬP MÔN
  • Hero Member
  • *
  • Posts: 2,150
  • Karma: +0/-0
Xin chúc Giáo sư và qúy thầy cùng gia quyến một ngày lễ tình yêu vui vẻ và hạnh phúc!.

Offline MA-1016 Lê Phạm Thúy Nhiên

  • K-16-02 THÁNH KINH NHẬP MÔN
  • Hero Member
  • *
  • Posts: 2,150
  • Karma: +0/-0
Thầy Bình thân mến,

Trong phần trả lời câu hỏi 2, thầy có thể nêu ví dụ về Đa-vít liên hệ tới các sự kiện tội lỗi được liệt kê và giải thích?

Trong câu 3A thì thầy có viết:” An-ne cũng hiếm muộn. Nhưng Kinh Thánh không nói việc bà An-ne hiếm muộn là do một lỗi lầm nào đó của bà đối với Thượng Đế.” Tôi có những suy nghĩ sau:

Trong tiếng Hy-lạp thì An-ne có nghĩa là ân điển hay ân sủng. Bà là người hiền lành. Dù bị Phê-ni-na là vợ thứ của Ên-ca-na trêu chọc, bà không cãi lẫy nhưng chỉ khóc rồi tìm kiếm Đức Giê-hô-va mà than thở, cầu nguyện thống thiết với Ngài đến nỗi Hê-li tưởng bà say rượu. Bà chẳng mở miệng trách Chúa khiến bà son sẻ nhưng một mực kêu nài sự thương xót của Ngài. Khi lời cầu xin được Chúa đoái nghe và ban cho bà con trai đầu lòng thì bà giữ lời hứa nguyện dâng con đó sau khi dứt sữa nó. Xét ra bà là người hiền lành, và kính sợ Chúa. Tôi không nghĩ bà làm điều sai lỗi với Chúa để Chúa phạt bà son sẻ. Tôi cũng nhớ đến Sa-ra vợ Môi-se, bà cũng son sẻ; Chúa có hứa sẽ cho bà sanh con trai mà mãi đến khi bà quá tuổi Chúa mới thực hiện lời Ngài hứa. Gia-cốp yêu thương Ra-chên và đi lại cùng nàng mà không yêu thương Lê-a nên Chúa cho Lê-a sanh sản còn Ra-chên thì son sẻ. Sau cùng Chúa cũng nhớ đến Ra-chên mà cho bà sanh Giô-sép. Có thể Chúa muốn cho An-ne một người con được dùng vào chương trình cứu giúp dân sự Ngài và thời điểm đó chưa đến chăng.

SV LP Thúy-Nhiên

Offline MA-1016 Lê Phạm Thúy Nhiên

  • K-16-02 THÁNH KINH NHẬP MÔN
  • Hero Member
  • *
  • Posts: 2,150
  • Karma: +0/-0

   Tái sanh có ư nghĩa ǵ? Có phải tiếp nhận Chúa là được tái sanh không?  Làm thế nào để được tái sanh?

   Thầy Hoàng Hiền thân mến!

   Tái sanh có nghĩa là làm sống lại, làm mới lại cái đă cũ.  Hay dễ hiểu hơn là  'đổi mới'.   II Côrinhtô 5:17 chép rằng “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thí nấy là người dựng nên mới, những sự cũ đă qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới”.
   Chữ 'sanh lại' mà Chúa Jesus đề cập với Ni-cô-đem mang một ư nghĩa siêu nhiên cho chương tŕnh cứu chuộc của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại.  Chúa Jesus phán cùng Nicôđem rằng:  '...Nếu một người chẳng sanh lại th́ không thể thấy nước Đức Chúa Trời, không được vào nước Đức Chúa Trời' (Giăng 3:3,5).  "Sanh lại" nói đây chỉ linh hồn, gồm tâm tánh và phẩm cách, được sanh lại (đổi mới) bởi Đức Thánh Linh và ân điển của Đức Chúa Trời (Giăng 1:12,13; 3:5,6; I Giăng 3:9).
   Tái sanh là việc làm của Đức Thánh Linh thông qua đức tin của chúng ta; Đức Thánh Linh ngự vào tâm linh của chúng ta; biến đổi tâm linh cũ kỹ, chết mất , xa cách Đức Chúa Trời , trở nên một tâm linh sống động, nối liền mạch sống giữa tâm linh chúng ta với Đức Chúa Trời, để mở đường vào Vương quốc của Đức Chúa Trời.
   Khi tin nhận Chúa 'thật ḷng', ăn năn từ bỏ những sự xấu xa tội lỗi trước đây, chúng ta sẽ được tái sanh.  Như vậy, dầu người đă tin Chúa, mà vẫn giữ nếp sống cũ, không được đổi mới trong Chúa, th́ chưa được tái sanh.
   Tóm lại, con đường duy nhất để trở nên một tín đồ Đấng Christ là được tái sanh, sanh ra bởi quyền phép của Chúa Thánh Linh.

Thân mến
Joseph Phạm


Thưa thầy Bình và thầy Hiền,

Tôi đồng ý với lời giải thích về sự tái sanh của thầy Bình. Chúa Thánh Linh là Đấng nhìn biết tấm lòng mỗi người về sự tin nhận Chúa và thật lòng muốn có một đời sống mới trong Chúa. Chúng ta không thể nhìn vào tâm linh người khác như Chúa Thánh Linh vậ̣y theo qúy thầy thì làm thế nào để phân biệt một người được tái sanh và người chưa được tái sanh?
SV LP thúy-Nhiên

Offline GS-PHẠM THANH B̀NH

  • KHÓA I: P.P. VIẾT KHẢO LUẬN (GS. HỒNG ĐÀO)
  • Hero Member
  • *
  • Posts: 4,177
  • Karma: +0/-0
         Thầy Ung Thanh Phong thân mến!

   Qua câu chuyện Đa-vít phạm tội, thầy học được điều ǵ nơi Đa-vít, hoặc rút tỉa ra được bài học nào cho bản thân?
   Thêm một điều nữa:  Khi thấy An-ne chỉ nhóp nhép miệng mà thôi, không có ai nghe tiếng nàng.  Thầy tế lễ Hê-li tưởng bà say, nên hỏi rằng: 'Chừng nào nàng mới hết say?  Hăy đi giă rượu đi' (1:13,14).  Với sự hiểu lầm của Hêli và kết luận của ông, thầy nghĩ Hêli có đáng trách v́ sự 'đoán xét' sai trật của ḿnh không?  Thầy rút tỉa được bài học nào nếu nằm trong trường hợp của Hêli?
   Mong thầy chia sẻ kinh nghiệm của ḿnh.  Cảm ơn!

Thân mến
Joseph Phạm


Offline GS-LÊ PHƯỚC SANH

  • THƯ VIỆN VBI
  • Hero Member
  • *
  • Posts: 2,260
  • Karma: +0/-0
Thảo luận tuần 6
1.  Trong chương 6 tác giả nhận định rằng, Vương quốc của Đức Chúa Trời là chủ đề trọng tâm của các sách “Lịch sử văn chương vương quốc”; thầy, cô hiểu thế nào về khái niệm “vương quốc Đức Chúa Trời” trong các sách này và trong Tân Ước?
 
 Vương quốc của Đức Chúa Trời có nghĩa là Đức Chúa Trời cai trị dân sự của Ngài.   Trong nền chính trị thần quyền người lãnh đạo là một tiên tri hay thầy tế lễ như Môise và  Samuên . Khi Môise thay mặt dân sự  cầu xin với Đức Chúa Trời, ông là một thầy tế lễ . Khi  ông  đem Lời Đức Chúa Trời xuống từ nuí Si-nai cho dân sự, ông là một tiên tri.   
Vị tiên tri /thầy tế lễ nầy có thể làm trung gian cho ư muốn của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời có thể cai trị dân sự Ngài. 
 Khi  Samuên  đã già  , dân Ysơraên thấy các con  ông không thể thay thế ông, th́ họ  muốn có được một vị vua giống như tất cả các dân tộc khác .  Và Chúa đã cho họ có vua. Trong giai đọan nầy khaí niệm Vương quốc của Đức Chúa Trời thay đổi đôi chút.
  Vương quốc mà dân Do thái lúc ấy muốn có là một vương quốc thế tục, cai trị một quốc gia riêng biệt của con người. Trong vương quốc nầy  Đức Chúa Trời cần một vị vua vâng lời Ngài và các thầy tế lễ là những người sẽ bước vào sự hiện diện của Ngài thay cho dân sự.  Các đấng tiên tri là những người sẽ đại diện cho Ngài để nói chuyện với dân sự và các nhà lănh đạo của họ. Vị vua đầu tiên là Sau-lơ.

2.Câu chuyện của Đa-vít minh họa về ba sự kiện của tội lỗi và ba sự kiện của sự cứu rỗi như thế nào?

--Những khía cạnh của tội lỗi.
Tội Lỗi Có H́nh Phạt .
Tội lỗi thường dẫn đến hình phạt hoặc trực tiếp hay gián tiếp hoặc trong hiện tại hay tương lai. Vua Đa-vít ham mê một người đàn bà dùng quyền lực của mình để chiếm đoạt lại mang tội giết người chỉ vì sắc dục. Ông ăn năn được tha tội nhưng hình phạt vẫn còn hậu quả về sau là đứa con phản nghịch.
Quyền Lực Của Tội Lỗi .
 Một người như vua Đa-vít có đầy quyền lực nhưng lại mất làm mất đi danh dự hào quang của một người lãnh đạo chỉ vì ông yếu đuối hơn tội lỗi. Giết người chồng để cướp đoạt người vợ và mất hết sự quang minh chính đại của một đế vương đà cho thấy  tội lỗi đã áp đảo sự khôn ngoan minh mẫn của ông.
Cái Giá Của Tội Lỗi.
Mọi tội lỗi đều có cái gía của nó. Vua Da-vít phaỉ trả giá như thế nào cho những tội lỗi của ông? Chúng ta không thấy hạnh phúc trong  gia đình ông. Con trai ông là Am-nôn hiếp người  em gái khác mẹ. Anh cô ta là Ap-sa-lôm giết Am-ôn để trả thù, rồi sau đó tự xưng vua, mưu sát cha mình là Đa-vít để rồi cũng bị giết chết. Tất cả đều bẳt đầu những dục vọng không được kềm chế. Dù đó là tội lỗi của vua Đa-vít hay của các con ông.
--Ba sự kiện của sự cứu rỗi.
-Khi biểt mình phạm tội và ăn năn  Chúa Jêsus Christ đă cất đi h́nh phạt của tội lỗi chúng ta vì Chúa là Đấng Cứu Rỗi.
-Khi chúng ta có đức tin vững mạnh thì Đức Thánh Linh chiến thắng quyền lực Của Tội Lỗi trong chúng ta giúp chúng ta kềm chế được tội lỗi vì không có quyền năng nào lớn hơn quyền năng của Chúa.
-Sự xưng tội giúp chúng ta xóa bỏ tội lôĩ trước mắt Ngài, chúng ta trở thành người công bình nghĩa là cảc vết như tội lỗi đều ược rửa sạch do sự tha thứ. Tuy nhiên trước mắt thế gian con người đôi khi không tin mình hoàn toàn có thể thay đổi và trong tâm khảm họ vẫn có những ảnh hưởng của  quá khứ. Và có những hậu quả của thế gian mà họ phải trả.

3. Ư nghĩa tên của Sa-mu-ên liên quan thế nào đến vấn đề "nghe về Đức Chúa Trời". Đời sống Sa-mu-ên cho chúng ta những điển h́nh tích cực nào?
 Theo ngôn ngữ Hêbơrơ Samuên cọ nghĩa là “đă được nghe” và “về Đức Chúa Trời”. Và cả cuộc đời của ông Samuên đã sống xứng đáng với tên của mình.
Tứ nhỏ khi còn sơ sinh mẹ ông làm lễ dâng con mình cho Chúa. Và sau đó đã để ông tại đền thánh với vị thầy tế lễ đế ông biết và phục vụ Chúa. Lớn lên ông luôn được Đức Chúa Trời giao phó những việc hệ trọng và đã thực hiện đúng những lời Chuá phán dạy.
Những điểm tích cực trong cuộc đời của Samuên
- Thứ nhất, mẹ của Samuên xem con mình là ơn phước của Đức Chúa Trời ban cho nên bà có trách nhiệm giáo dục con mình biết tin kính Ngài từc lúc nhỏ. Bà nói:  “ tôi cũng dâng nó cho Đức Giê-hô-va; tôi cho Đức Giê-hô-va mượn nó trọn đời nó. Đoạn mẹ con đều thờ lạy tại đó trước mặt Đức Giê-hô-va”.
- Thứ nh́,  chính bản thân Samuên là tấm gương cao quí về những điều đạt được qua sự nuôi dạy tin kính. Samuên đã giết vua Aga trước mặt vua Sau lơ khi vua không  vâng lời Chúa phải dẹp bỏ hết dân Amaléc mà chỉ cướp cũa cải và tha cho vua của dân Amaléc. 
- Thứ ba :
Ông là vị quan xét  cuối cùng và cũng là vị quan xét thành công nhất đã đưa dân Do thái qua những giai đoạn khó khăn đánh bại các dân như Phi-lit-tin thường xuyên đe dọa sự yên bình của họ. Ông là nhà lãnh đạo lớn dùng cả cuộc đời mình để đã phục vụ Đức Chúa Trời và dân tộc Ysơraên .


le phuoc sanh

Offline GS-PHẠM THANH B̀NH

  • KHÓA I: P.P. VIẾT KHẢO LUẬN (GS. HỒNG ĐÀO)
  • Hero Member
  • *
  • Posts: 4,177
  • Karma: +0/-0
   Cô Thúy Nhiên thân mến!

   Khi viết:  'An-ne cũng hiếm muộn. Nhưng Kinh Thánh không nói việc bà An-ne hiếm muộn là do một lỗi lầm nào đó của bà đối với Thượng Đế”, tôi đă khẳng định rằng bà An-ne hiếm muộn không phải do bà có lỗi lầm nào với Đức Chúa Trời cả; đây là việc b́nh thường như hiện nay, hoặc là do chương tŕnh đặc biệt nào đó của Đức Chúa Trời.
   
   Tôi mong cô và quư thầy cô tiếp tục góp ư kiến cho nan đề sau đây:
   Thầy tế lễ A-rôn có hai con trai bị Đức Giê-hô-va giết chết (Lê-vi-kư 10:2)
   Thầy tế lễ Hê-li có hai con trai gian tà, chẳng nhận biết Đức Giê-hô-va.  Cuối cùng cũng bị chết  (I Sa-mu-ên 2:2, 11)
   Thầy tế lễ Sa-mu-ên cũng có hai con trai, nhưng hai người này cũng chẳng noi gương cha, làm chuyện xấu... (I Sa-mu-ên 8:2)
   Quư thầy cô nghĩ sao về những trường hợp này khi so sánh lời dạy trong sách Tít 1:6-8 và I Timôthê 3:4,5?  Phải chăng lỗi này do người cha không biết dạy con, hay từ các con không biết vâng lời? 
   Nếu ngày nay một Mục sư gặp phải trường hợp tương tự phải làm ǵ để không ảnh hưởng xấu đến đạo Chúa?

Thân mến!
Joseph Phạm

Offline GS-PHẠM THANH B̀NH

  • KHÓA I: P.P. VIẾT KHẢO LUẬN (GS. HỒNG ĐÀO)
  • Hero Member
  • *
  • Posts: 4,177
  • Karma: +0/-0
         Thầy Phước Sanh thân mến!

   Theo thầy, lư do ǵ Đức Giê-hô-va không phán với Hêli, nhưng lại phán cậu thiếu nhi Samuên?  Điều này cho chúng ta học được bài học ǵ?

Thân mến
Joseph Phạm

Offline MA-1016 Lê Phạm Thúy Nhiên

  • K-16-02 THÁNH KINH NHẬP MÔN
  • Hero Member
  • *
  • Posts: 2,150
  • Karma: +0/-0

   Quư thầy cô thân mến!

   Sẵn đây, tôi mong quư thầy cô giúp hiểu 'nước Đức Chúa Trời' (nước thiên đàng) (Mathiơ 13:24, 31...)  và 'quê hương ở trên trời (Hêbơrơ 11:16), khác nhau hoặc giống nhau như thế nào với Vương quốc Đức Chúa Trời mà chúng ta đang thảo luận trong phần Tân Ước?

Thân mến
Joseph Phạm


Thưa thầy Bình và qúy thầy, đây là sự hiểu của tôi về từ nước thiên đàng

Từ “nước thiên đàng” được nói đến nhiều lần trong Kinh Thánh và được dùng nhiều trong các dụ ngôn Chúa Giê-xu dạy cho dân chúng. Mỗi câu chuyện mang ý nghĩa riêng. Có lúc từ “nước thiên đàng” được dùng để chỉ về Hội thánh Chúa, có khi từ đó lại chỉ về nước thiên đàng thật nơi Chúa ngự, nơi Ngài sắm sẵn chỗ cho những người được chuộc bằng huyết và thuộc về Ngài hầu được ở đó với Ngài đời đời.

“Đức Chúa Jêsus phán ví dụ khác cùng chúng rằng: Nước thiên đàng giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng ḿnh”(Ma 13:24).
Trong Mathiơ 13:24 nước thiên đàng chỉ về Hội Thánh của Chúa, những hạt giống tốt là con cái nước Đức Chúa Trời trong Hội Thánh của Ngài tại thế gian. Trong Hội Thánh có người được tái sanh cũng như người chưa tái sanh; có con cái Chúa thật cũng có con cái ma quỷ lẫn vào Hội Thánh đó là cỏ lùng mà Kinh Thánh nói đến.

“Nước thiên đàng giống như một hột cải mà người kia lấy gieo trong ruộng ḿnh” (Ma13:31).
Nước thiên đàng trong đoạn này cũng chỉ về Hội Thánh Chúa trên thế gian. Hột cải là con cái Chúa, là người đã được tái sanh, được nuôi dưỡng trong ruộng là nước Đức Chúa Trời. Hột cải này rất nhỏ nhưng khi mọc lên thì lớn như cây cối đến nỗi chim trời có thể làm tổ trên nhành nó. Muốn mọc thành cây thì hột cải đó phải qua tiến trình mục nát phần bên ngoài để mầm nó có thể biến đổi và mọc thành cây. Nó nói đến sự bỏ đi hình thái cũ tức là sự chết của con người cũ và mặc lấy thân thể mới hay con người mới qua sự làm việc và làm cho lớn lên của Thánh Linh. Hột cải chẳng phải chỉ lớn lên nhưng còn trở nên nguồn ích lợi cho chim trời, nói cách khác một người được tái sanh bởi Thánh Linh sẽ thành nguồn phước hạnh cho người khác.

“nhưng họ ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời; nên Đức Chúa Trời không hổ thẹn mà xưng ḿnh là Đức Chúa Trời của họ, v́ Ngài đă sắm sẵn cho họ một thành.” (Hê 11:16).
Quê hương ở trên trời được nói trong Hêbơrơ 11:16 chỉ về nước thiên đàng trên Thiên quốc. Vì vậy mà Thánh Kinh nói chúng ta là “khách và bộ hành trên đất” và quê thật của chúng ta ở trên thiên quốc chẳng phải dưới trần thế này. Kinh thánh cũng dạy chúng ta hãy ham mến sự ở trên trời hơn sự ở dưới đất là vậy Côlôse 3:2.

 Nhìn chung thì hai thí dụ trên nói về vương quốc Đức Chúa Trời trong Tân Ước vì nó được lập nên trong lòng người tin Chúa dù Hội Thánh Chúa trên thế gian là một Hôi Thánh thực thể. Ví dụ trong Hêbêrơ cũng chỉ về vương quốc này trong khía cạnh khác đó là sự sống ở thiên quốc, nơi không còn sự chết, khóc lóc, bệnh tật hay đau khổ mà là sự vui mừng và hạnh phúc bất tận.

Xin qúy thầy thêm ý kiến
SV LP Thúy-Nhiên

guest81

  • Guest
         Thầy Ung Thanh Phong thân mến!

   Qua câu chuyện Đa-vít phạm tội, thầy học được điều ǵ nơi Đa-vít, hoặc rút tỉa ra được bài học nào cho bản thân?
   Thêm một điều nữa:  Khi thấy An-ne chỉ nhóp nhép miệng mà thôi, không có ai nghe tiếng nàng.  Thầy tế lễ Hê-li tưởng bà say, nên hỏi rằng: 'Chừng nào nàng mới hết say?  Hăy đi giă rượu đi' (1:13,14).  Với sự hiểu lầm của Hêli và kết luận của ông, thầy nghĩ Hêli có đáng trách v́ sự 'đoán xét' sai trật của ḿnh không?  Thầy rút tỉa được bài học nào nếu nằm trong trường hợp của Hêli?
   Mong thầy chia sẻ kinh nghiệm của ḿnh.  Cảm ơn!

Thân mến
Joseph Phạm

Thân chào Thầy Thanh B́nh trong t́nh yêu thương của Đấng Christ !
Cám ơn Thầy Thanh B́nh rất nhiều , và Thầy đă đọc qua bài viết của tôi lại thêm phần góp ư cá nhân nghỉ sao  ?  Qua câu chuyện Đa-vít phạm tội, thầy học được điều ǵ nơi Đa-vít, hoặc rút tỉa ra được bài học nào cho bản thân?
BÀI HỌC :
Trước khi chia sẽ với Thầy Thanh B́nh qua câu chuyện Da-vit phạm tội , tôi đă học được bài học ǵ áp dụng cho đời sống HVC của cá nhân và gia đ́nh cũng như Chúc Vụ HVC Chúa giao cho trong Hội Thánh .
Kính Thưa cùng Thầy Thanh B́nh , tôi đă từng chia sẽ những kinh nghiệm suốt 23 năm qua kể từ khi tôi được Chúa cứu , trăi qua một thời gian không dài cũng không ngẵn . Tại HộI Thánh , cũng là Văn Pḥng của Trường THEVBI.NET  -THÁNH KINH VIỆN VIỆT NAM . Tuy HVC tại nơi đây chỉ trong ṿng 17 năm trôi qua mà đă trăi qua 7 vị MS.TS .là những vị MS. Đều có tiếng trong các trường Thần Học và Hội Thánh tại Hoa Kỳ .Thế là cứ đến rồi ra đi không kịp từ giả !!! Thầy Thanh B́nh nghỉ sao ? khi tôi chia sẽ cùng Thầy điều nầy để làm ǵ ? và đâu có dính liếu ǵ đến câu hỏi gợi ư của Thầy . Thật thế Thầy Thanh B́nh à , quả thật , trường hợp này nó xảy ra trong quảng thời gian tôi HVC tại Hội Thánh này mà hiện nay MS. HÙNG PHẠM làm Quản Nhiệm. Tôi đă từng nhắc nhở rất nhiều vị MS. ĐẾN NHẬN ĐĂM TRÁCH CHỨC VỤ là người lănh đạo HỘI THÁNH cẩn thận 3 điều không nên dính vào khi đăm trách chức vụ đó là : 1./ Tiền tài  2./ ĐỊA VỊ ( DANH VỌNG )  3./ T̀NH CĂM . Nếu mà rơi vào 1 trong 3 điều đó là nhận lấy hậu quả không tớt như trường hợp của Da-vit khi rơi vào mặt T́nh Căm với bà Bát-sê-ba . V́ cớ đó , thầy Thanh B́nh căm thông cho tôi hơi đi sâu vào lănh đạo của của Hội Thánh .
Thật ra , bản chất của con người nam , hay nữ bất cứ ai cũng có sa ngă. Ngay cả một người đàn ông giống như vua Đa-vít, người thật sự mong muốn theo Chúa và người được ban phước dư dật bởi Đức Chúa Trời, đă dễ bị cám dỗ. Tội lỗi của vua Đa-vít với Bát-sê-ba là một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta để bảo vệ trái tim của ḿnh, đôi mắt của ḿnh và tâm trí của ḿnh. Sự tự hào về sự trưởng thành tâm linh và khả năng để chịu đựng sự cám dỗ bằng chính sức mạnh của chúng ta là bước đầu tiên để sụp đổ (I Cô-rinh-tô 10:12).
Ở đây , tôi muốn nói trong Chức Vụ “ Thiên Chức “ mà Chúa giao phó lănh đạo , chăn giữ đàn chiên của Chúa trong Hội Thánh th́ quá ư tuyệt vời về phần Thuộc Linh , cũng như về nhân phẫm Đạo Đức “ Phẫm Hạnh Mỹ Đức của ĐCT “ ban cho cần phải phát huy mạnh mẽ trong Chức Vụ của Ḿnh có trách nhiệm trước Chúa . Không Những thế nó c̣n phải tranh chiến một mất , một c̣n không ít bị Satan quậy phá trong đàn chiên Hội Thánh hoặc bị bắn tên sẽ cho con cái Chúa mạnh Đức Tin gây hoan mang, hay dễ bị ngă ḷng, từ đó xa rời Hội Thánh  v.v… và c̣n rất nhiều kẻ thù trong giặc ngoài mà người lănh đạo cần b́nh tĩnh , thận trọng , can đăm nh́nh thẳng vào kẻ thù quậy phá tứ phương , để mà khao khát t́m cầu đến Chúa Thánh Linh soi sang trong sự kiên ăn cầu nguyện bước đi với Chúa trong kỹ Luật nghiêm minh trung tín bền đỗ Cầu Nguyện và Đánh Trận Thuộc Linh công bớ trong Danh Cúu chúa Giê-Su Chrtist mà cất đứt đoạn tuyệt quyền lực tối tâm do satan và 1/3 thiên sứ sa ngă lănh đạo hăy lui ra jkhori từng tấm ḷng của con cái Chúa và ngay cả chính trong Hopoji Thánh ban Chấp Hành và bản thân MS.QUẢN NHIỆM cùng Gia Đ́nh . Một phần , tôi muốn nói đến hàng ngũ MS,QUẢN NHIỆM ĐẾN RỒI ĐI chính họ đă rơi vào quỉ kế của bẩy rập trong Hội Thánh gài độ v́ một ít lợi lộc cho cá nhân gia đ́nh , thế là rơi vào căm bẩy tất cả đó Thầy Thanh B́nh .
Đức Chúa Trời nhân từ tha thứ ngay cả những tội ác ghê tởm nhất khi chúng ta thật sự ăn năn. Tuy nhiên, việc chữa lành vết thương gây ra bởi tội lỗi không phải lúc nào cũng xóa đi những vết sẹo. Tội lỗi có những hậu quả tự nhiên, và thậm chí sau khi vua đă được tha thứ, vua Đa-vít đă nhận lại những ǵ ḿnh đă gieo. Con trai của ông có được từ quan hệ bất chính với vợ của người khác (II Sa-mu-ên 12: 14-24) và vua Đa-vít phải chịu những đau khổ của sự đỗ vỡ trong mối quan hệ t́nh yêu của ḿnh với Cha trên trời (Thi Thiên 32 và 51). Làm cách nào để tránh tội lỗi ở nơi đầu tiên tốt hơn, thay v́ phải t́m kiếm sự tha thứ sau đó!
Vui học cùng Thầy Thanh B́nh .
Thân kính  sv : Ung Thanh Phong
[/font][/size][/color]